Hội chứng suy giảm trí nhớ hay còn được biết đến nhiều tên gọi khác nhau như suy giảm nhận thức, chứng suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức, bệnh mất trí nhớ….Đây là căn bệnh gần như phổ biến ở người cao tuổi thường thì sau 65 tuổi sẽ xuất hiện triệu chứng. Nhưng gần đây, nhiều nghiên cứu thống kê rằng 85% người trẻ dưới 50 tuổi ít nhất gặp phải một vấn đề về trí nhớ kém. Vậy hội chứng suy giảm trí có nguy hiểm không ? Nguyên nhân do đâu ? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé !
Hội chứng suy giảm trí nhớ là gì ?
Hội chứng suy giảm trí nhớ là bệnh lý thoái hóa thần kinh thường gặp ở lứa tuổi trung niên với các biểu hiện như kém tập trung, giảm khả năng tư duy, đãng trí, hay quên. Thường nhắc đi nhắc lại một câu nói, nói chuyện lẫn chuyện này sang chuyện kia không thống nhất, mất rất nhiều thời gian để tìm một đồ đạc nào đó vì không nhớ đã để chúng ở đâu…. Quá trình suy giảm trí nhớ diễn ra âm thầm và nặng dần theo tuổi tác. Nhiều người cho rằng chỉ khi già trí nhớ mới kém đi nhưng hiện nay với sự phát triển của xã hội, áp lực cuộc sống ngày càng gia tăng nên tình trạng người trẻ mắc chứng suy giảm trí nhớ cũng gia tăng.
Suy giảm trí nhớ có nguy hiểm không ?
Như tất cả chuyên gia đã khẳng định nếu tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi không được điều trị, khắc phục kịp thời thì trong vòng 3 năm có thể sẽ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ. Khi đã sa sút trí tuệ, các tế bào não tổn thương và không còn khả năng phục hồi, bao gồm: chết tế bào não, teo não, tổn thương mạch máu não hoặc tổn thương chất trắng.
Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống như đi chợ quên đem ví tiền, ra ngoài quên tắt bếp ga hay tắt quạt điện… Tệ hơn là ảnh hưởng đến chất lượng công việc như làm trước quên sau, hay lơ đãng, thiếu tập trung và khi trí nhớ giảm sút khiến tư duy về các vấn đề cũng sa sút theo. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc lâu dài và thu nhập của bạn/
Nguyên nhân
Suy giảm trí nhớ do trầm cảm và stress
Cuộc sống của người trẻ đa phần sẽ gặp rất nhiều áp lực từ công việc, học hành…. dễ dẫn đến stress. Thần kinh căng thẳng làm chúng ta khó tập trung do stress tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. Lâu ngày làm não bộ suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần.
Rối loạn giấc ngủ
Tình trạng ngủ không đủ giấc làm luồng thông tin về vỏ não trước trán ngưng trệ và làm mất trí nhớ ngắn hạn hoặc mau quên. Nhu cầu giấc ngủ của mỗi người là 7-8 tiếng một ngày, chất lượng giấc ngủ phải đủ sâu, sau ngủ cơ thể phải tỉnh táo không mệt mỏi và phải loại bỏ những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
Do đó muốn có một giấc ngủ ngon, giúp cơ thể lưu trữ ký ức hiệu quả thì chúng ta cần loại bỏ các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học, hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Khi đó, não bộ sẽ được phục hồi, căng thẳng và stress cũng được giải tỏa, các nguy cơ tổn thương não, suy giảm trí nhớ cũng được loại bỏ.
Yếu tố tuổi tác
Tuổi tác ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình suy giảm trí nhớ, càng lớn tuổi các tế bào thần kinh ngày càng lão hóa gây hiện tượng suy giảm trí nhớ.
Công việc quá tải
Chúng ta rất hay làm nhiều việc một lúc để hoàn thành sớm nhưng lại không hề biết cứ tiếp tục làm việc như vậy bộ não sẽ bị quá tải gây suy giảm trí nhớ, nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn tâm thần. Để khắc phục tình trạng này thì cần học cách tập trung làm vào một việc duy nhất và làm lần lượt xong việc này đến việc khác.
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt
Dinh dưỡng cũng là phần không thể thiếu của một bộ não khỏe mạnh. Các vấn đề như thiếu máu do thiếu sắt làm chúng ta mệt mỏi, chóng mặt, da vẻ xanh xao cộng hưởng với các áp lực trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Ngoài ra, một số khoáng chất, nhất là các loại vitamin nhóm B (B1 và B12) khi thiếu hụt cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Vitamin B1 giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ và suy nghĩ của con người. Khi thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff, gây mất trí nhớ ngắn hạn, hoặc dài hạn.
Cách khắc phục suy giảm trí nhớ
Để khắc phục và hạn chế chứng suy giảm trí nhớ cần phải khắc phục ngay những yếu tố là nguyên nhân gây nên chứng bệnh:
-
Kết hợp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh các căng thẳng.
-
Sắp xếp công việc, đồ đạc trật tự, ngăn nắp, dễ tìm..
-
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế những loại thực phẩm nhiều Carbohydrate và đường, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga. Thay vào đó là sử dụng nguồn thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng cho bộ não như là cá biển (giàu axit béo omega -3), thực phẩm giàu vitamin nhóm B (nấm, sữa, ngũ cốc..), thực phẩm giàu choline có trong các loại trứng gia cầm.
-
Rèn luyện, nâng cao sức khỏe bằng các tập thể dục thường xuyên giúp đầu óc sáng suốt, tiếp thu, học hỏi nhanh hơn.
-
Đảm bảo giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc để não bộ được nghỉ ngơi, hạn chế suy giảm trí nhớ.